Sản xuất The Nightmare Before Christmas

Do tuổi thơ của nhà biên kịch Tim BurtonBurbank, California gắn liền với cảm xúc cô đơn, nên ông luôn bị thu hút bởi những lễ hội xung quanh mình. "Bất kỳ khi nào có Giáng sinh hay Halloween, [...] mọi thứ thật tuyệt vời. Nó mang lại cho bạn những chất liệu mà bạn chưa từng thấy trước đây", Burton sau này nhớ lại.[4] Sau khi hoàn thành phim ngắn Vincent vào năm 1982,[4] vị họa sĩ Disney tương lai Burton viết một bài thơ dài ba trang có tiêu đề The Nightmare Before Christmas, lấy cảm hứng từ các chương trình truyền hình đặc biệt Rudolph the Red-Nosed Reindeer, How the Grinch Stole Christmas! và bài thơ A Visit from St. Nicholas.[5] Burton dự định sẽ chuyển thể bài thơ thành một chương trình truyền hình đặc biệt với giọng dẫn chuyện của diễn viên ông yêu thích là Vincent Price,[6] nhưng cũng cân nhắc một vài lựa chọn khác chẳng hạn như xuất bản thành sách dành cho thiếu nhi.[7] Ông tạo ra bản vẽ khái niệm và các bảng truyện cho dự án của mình với sự giúp sức của Rick Heinrichs, người sau này cũng tham gia chạm trổ các mô hình nhân vật;[8][9] Burton sau đó đã mang các sản phẩm đang dở dang này của mình và Heinrichs tới cho Henry Selick, người bấy giờ cũng đang là họa sĩ hoạt hình của Disney, xem.[10] Sau thành công của Vincent năm 1982, Disney bắt đầu cân nhắc phát triển The Nightmare Before Christmas thành một phim ngắn hoặc một chương trình truyền hình đặc biệt dài 30 phút cho mùa lễ hội.[8] Tuy nhiên, quá trình phát triển dự án cuối cùng đã bị tạm dừng, bởi sắc thái của truyện có vẻ "quá lạ lẫm" với sắc thái chung của các sản phẩm của công ty.[11] Bởi Disney không thể "mang tới cho tâm hồn cô đơn sống trong bóng đêm của ông một tầm vóc đáng kể", Burton rời hãng phim năm 1984,[6] và tiếp tục sản xuất các bộ phim có doanh thu lớn như BeetlejuiceBatman.[11]

Đạo diễn Henry Selick (trái) và nhà sản xuất Tim Burton (phải) trên trường quay của phim Nightmare Before Christmas.

Qua nhiều năm, Burton vẫn không ngừng suy nghĩ về dựa án này. Năm 1990, Burton nhận ra rằng Disney vẫn còn sở hữu quyền sản xuất phim của ông. Ông và Selick quyết tâm sản xuất một bộ phim dài chiếu rạp trong đó Selick sẽ làm đạo diễn.[10] Disney đang hướng tới Nightmare "để thể hiện khả năng công nghệ và những tiến bộ trong nghệ thuật kể chuyện vốn xuất hiện trong phim Who Framed Roger Rabbit."[12] Nightmare đánh dấu bộ phim thứ ba liên tiếp của Burton lấy bối cảnh Giáng sinh. Burton không thể đạo diễn bởi ông đã tham gia bộ phim Batman Returns và ông cũng không muốn vướng bận với "quy trình chậm chạp và vất vả của kỹ thuật stop motion".[10] Để chuyển thể bài thơ của mình thành một kịch bản, Burton tiếp cận Michael McDowell, cộng tác viên của ông trong dự án Beetlejuice. McDowell và Burton có những khác biệt về sáng tạo, một trong số đó đã thuyết phục Burton làm một bộ phim nhạc kịch với phần nhạc và lời do Danny Elfman, một cộng tác viên thường xuyên của ông, đảm trách. Elfman và Burton vạch ra mạch truyện thô và hai phần ba số bài hát trong phim,[1] trong khi đó Selick và đội của ông bắt đầu sản xuất từ tháng 7 năm 1991 tại San Francisco, California với đoàn làm phim gồm 120 nhân viên, tạo ra 20 bối cảnh khác nhau phục vụ cho quá trình quay phim.[10][13] Joe Ranft được mời từ Disney sang với vai trò giám sát bảng truyện, còn Eric Leighton được mời sang với vai trò giám sát hoạt hình.[14] Ở thời điểm đỉnh điểm của quá trình sản xuất, 20 bối cảnh khác nhau được sử dụng cùng một lúc để quay phim.[15] Tổng cộng, đã có 109.440 bức hình được chụp để sản xuất bộ phim.

Elfman kể lại rằng việc sáng tác mười ca khúc cho phim Nightmare là "một wrong những việc dễ nhất tôi từng làm. Tôi có nhiều điểm tương đồng với Jack Skellington."[8] Caroline Thompson lúc ấy vẫn còn chưa được mời viết kịch bản.[1] Nói về kịch bản của Thompson, Selick kể, "có rất ít lời thoại do Caroline viết. Cô ấy bận rộn với nhiều dự án him khác và chúng tôi phải liên tục chỉnh sửa, tái cấu trúc và phát triển hình nảh cho bộ phim."[16] Các tác phẩm của Ray Harryhausen, Ladislas Starevich, Edward Gorey, Charles Addams, Jan Lenica, Francis BaconWassily Kandinsky có những ảnh hưởng nhất định tới các nhà làm phim. Selick miêu tả quá trình thiết kế sản xuất giống như một cuốn truyện tranh gấp.[8][16] Thêm vào đó, Selick phát biểu, "Khi chúng tôi tới thị trấn Halloween, mọi thứ hoàn toàn là chủ nghĩa biểu hiện Đức. Khi Jack tới thị trấn Giáng sinh, đó là một trường đoạn theo phong cách Tiến sĩ Seuss quá đáng. Cuối cùng, khi Jack phát quà ở ‘Thế giới thực’, mọi thứ đều rất đơn giản, gọn gàng và được sắp xếp một cách hoàn hảo."[17]

Nói về công việc đạo diễn bộ phim, Selick kể, "Mặc dù anh ấy [Burton] là người đẻ ra quả trứng, nhưng tôi mới là người ngồi lên và ấp nó. Anh ấy không trực tiếp làm mọi việc trong suốt quá trình sản xuất phim, nhưng anh ấy vẫn luôn đặt một tay vào đó. Công việc của tôi là làm cho bộ phim này giống như ‘một bộ phim của Tim Burton’, vốn cũng không khác phong cách của tôi là mấy."[16] Khi được hỏi về sự đóng góp của Burton trong phim, Selick nói, "Tôi không muốn hạn chế vai trò của Tim, nhưng lúc ấy anh không có mặt ở San Francisco. Trong hai năm anh ấy chỉ có mặt năm lần, và dành tổng cộng không quá tám hay mười ngày cho bộ phim."[16] Walt Disney Feature Animation hỗ trợ họ với việc sử dụng hoạt hình truyền thống lớp thứ hai.[10] Burton cũng cảm thấy quá trình sản xuất bộ phim này với ông tương đối khó khăn bởi lúc đó ông đang đạo diễn tác Batman Returns và trong quá trình sản xuất tiền kỳ của bộ phim Ed Wood.[1]

Thiết kế nhân vật

Các nhà làm phim dựng lên 227 con rối để thể hiện các nhân vật trong phim, trong đó riêng Jack Skellington có "khoảng bốn trăm cái đầu", cho phép nhân vật biểu hiện gần như mọi cảm xúc có.[18] Cử động miệng của Sally "được hoạt hoạ thong qua phương pháp thay thế. Trong quá trình hoạt hoạ, […] ‘mặt nạ’ của Sally chỉ được gỡ bỏ khi cần phải bảo toàn thứ tự bộ tóc đỏ dài của cô. Sally có mười loại khuôn mặt, mỗi cái được làm với mười một dạng biểu hiện khác nhau (ví dụ như mắt mở và đóng, và nhiều cử chỉ mặt khác) và khớp cử động miệng với lời."[19]

Con rối stop motion của Jack Skellington được dung lại trong phim James and the Giant Peach (cũng do Selick làm đạo diễn) trong vai một thuyền trưởng cướp biển bị chết.

Quảng bá

Những người sở hữu nhượng quyền thương hiệu phim đã tiến hành một chiến dịch quảng bá sâu rộng các nhân vật trong phim thông qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Các chủ sở hữu nhượng quyền này đã tổ chức một chiến dịch truyền thông quy mô cho các nhân vật này trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Ngoài việc xuất hiện tại khu Kỳ nghỉ ở Ngôi nhà ma ám tại Disneyland,[20] các nhân vật trong phim gồm Jack Skellington, Sally, Pajama Jack và Thị trưởng đã được sản xuất thành các búp bê Bendies,[21] trong khi đó Jack và Sally thậm chí còn xuất hiện dưới dạng tranh vẽ.[22] Hơn nữa, Sally còn được làm thành đồ chơi chuyển động và nhiều trang phục Halloween đã được sản xuất dựa trên nhân vật.[23] Nhân vật Jack Skellington xuất hiện trong trò chơi điện tử Disney Infinity, cho phép chơi ở chế "Toy Box Mode".[24] Jack cũng là nhân vật tiêu đề trong truyện ngắn "Tim Burton's The Nightmare Before Christmas: Jack's Story".[25]

Jim Edwards cho rằng "Phim hoạt hình của Tim Burton The Nightmare Before Christmas thực sự là một bộ phim về ngành kinh doanh quảng bá. Nhân vật chính của bộ phim, Jack Skellington, là vị Tổng giám đốc quảng bá (CMO) của một công ty thành đạt, anh cho rằng thành công của mình quá nhàm chán và mong muốn thực hiện một kế hoạch kinh doanh mới."[26]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: The Nightmare Before Christmas http://movies.about.com/od/nightmarebeforechristma... http://www.afi.com/drop/ballot.pdf http://www.amazon.com/dp/6304711921 http://www.amazon.com/dp/B001AIRUOU http://www.amazon.com/dp/B001AIRUP4 http://blogs.amctv.com/scifi-scanner/2008/08/john-... http://blastr.com/2009/02/how-possible-is-a-sequel... http://boxofficemojo.com/movies/?id=nightmarebefor... http://www.boxofficemojo.com/movies/?id=nightmareb... http://www.boxofficemojo.com/movies/?page=releases...